Category Archives: Tin Tức

MỘT SỐ THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

Theo khoản 1 Điều 89 – bộ Luật Xây dựng năm 2014, trước khi khởi công xây dựng, chủ nhà / chủ đầu tư cần phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Các trường hợp xây dựng không có giấy phép sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng theo quy định của luật xây dựng.

Do đó, để xây dựng nhà ở mới ở khu vực đô thị thì chủ nhà cần thường phải làm thủ tục cấp giấy phép xây dựng trước khi chính thức động thổ, khởi công.

Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng

Tại khoản 3 Điều 103 Luật Xây dựng quy định: UBND cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị.

Điều kiện cấp giấy phép xây dựng

Theo khoản 1 Điều 93 bộ Luật Xây dựng, điều kiện chung để cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở tại đô thị là:

+ Phải phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch được phê duyệt
+ Đảm bảo an toàn cho công trình lân cận
+ Đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ…
+ Bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều…

Hồ sơ xin cấp giấy phép

Theo khoản 1 Điều 95 Luật Xây dựng, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng tối thiểu gồm:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép XD
+ Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Bản vẽ thiết kế xây dựng

* Lưu ý: Nếu bên cạnh có nhà liền kề, cần có cam kết bảo đảm an toàn đối với các công trình liền kề. Tùy theo yêu cầu thực tế ở từng nơi, bản cam kết này có thể là chủ nhà cam kết đơn phương (có xác nhận của chính quyền) hoặc phải có chữ ký của chủ nhà hàng xóm.

Xem thêm » Hồ sơ xin giấy phép xây dựng cần những giấy tờ gì ?

Thời gian cấp phép xây dựng

Thời gian cấp giấy phép XD mới đối với nhà ở đô thị từ 15-20 ngày sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.

Đối với trường hợp cấp lại hoặc gia hạn thì thời gian xử lý và cấp phép vào khoảng 10 ngày làm việc sau khi nhận hồ sơ.

Ghi nhận hiện trạng công trình lân cận

Theo Thông tư số 05/2015/TT-BXD của Bộ Xây dựng, trước khi khởi công xây dựng, chủ nhà chủ động liên hệ với các chủ sở hữu / quản lý công trình liền kề để kiểm tra & ghi nhận hiện trạng các khuyết tật của công trình liền kề, lân cận (nếu có).

Đây là căn cứ để giải quyết tranh chấp, kiện cáo nếu có phát sinh vấn đề trong hoặc sau khi xây dựng.

Thiết kế xây dựng nhà ở

Chủ nhà được tự thiết kế đối với các trường hợp sau:

+ Nhà ở có tổn diện tích sàn xây dựng < 250m2
+ Nhà ở xây dưới 3 tầng
+ Nhà có tổng chiều cao dưới 12m

Thiết kế phải phù hợp với quy hoạch xây dựng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, ảnh hưởng của công trình đến môi trường & an toàn của các công trình lân cận.

Đối với nhà ở với quy mô như vừa nêu trên, chủ nhà cũng được tự tổ chức thi công & chịu trách nhiệm về an toàn xây dựng.

Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu xin giấy phép xây dựng hay làm thủ tục hoàn công, chủ nhà nên thuê hoặc nhờ người vẽ bản thiết kế hoàn chỉnh.

Như vậy khi xây dựng nhà ở mới, chủ nhà cần phải làm thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định, trong đó phải có bản cam kết đảm bảo an toàn đối với công trình liền kề.

4 XU HƯỚNG THIẾT KẾ NỘI THẤT CHUẨN THEO Ý KIẾN CỦA CHUYÊN GIA

4 XU HƯỚNG THIẾT KẾ NỘI THẤT PHÒNG BẾP CHUẨN THEO Ý KIẾN CỦA CHUYÊN GIA

Phòng bếp không thuần túy chỉ là một không gian cần có trong gia đình mà hơn hết nó chính là nơi người phụ nữ dành trọn thời gian và tâm sức để nấu những món ăn ngon nhất cho những người thân yêu,… Chính vì vậy, thiết kế nội thất phòng bếp sao cho tiện nghi, hiện đại để nâng cao cảm hứng nấu nướng cho các bà nội trợ trong bữa cơm cuối ngày luôn là vấn đề được các gia chủ quan tâm hàng đầu.

Hiện nay, có rất nhiều phong cách thiết kế nội thất khác nhau cho phòng bếp, từ cổ điển truyền thống tới phá cách, hiện đại; từ sang trọng, đẳng cấp tới tối giản, tiện nghi,… Sau đây chính là một vài ý tưởng đón đầu những xu hướng thiết kế phòng bếp mới nhất trên thế giới mà các bạn có thể tham khảo.

Thiết kế giao hòa với thiên nhiên

Xu hướng tìm về với thiên nhiên trong bài trí nội thất chưa bao giờ lỗi mốt và nó vẫn tiếp tục chứng minh được “sức bền” của mình trong cuộc đua giữa những thiết kế phòng bếp đáng để đầu tư nhất trong năm 2018. Với phong cách này, bàn ăn, tủ bếp, đồ trang trí,… đều sẽ được làm từ vật liệu gỗ tự nhiên cao cấp, giúp không gian phòng bếp trở nên gần gũi, ấm áp hơn, tạo được sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, dù được thiết kế theo phong cách truyền thống, giản dị nhưng gian bếp này không hề gây cho gia chủ cảm giác nhàm chán bởi sự hài hòa giữa ánh sáng, màu sắc và kết cấu đã mang lại cho không gian một vẻ đẹp quyến rũ khó nói thành lời.

Thiết kế mang đậm hơi thở hiện đại

Cũng trong năm 2018 này, thiết kế nội thất với không gian mở mang đậm phong cách hiện đại cũng được nhiều gia chủ ưa chuộng và lựa chọn cho căn bếp của gia đình mình. Với không gian mở, thoáng đãng hơn, phòng bếp sẽ không còn cảm giác bức bí khó chịu nữa. Bên cạnh đó, nhờ việc tận dụng tốt ánh sáng tự nhiên, ánh đèn cùng màu sắc được phối nhẹ nhàng, gian bếp hiện lên với vẻ đẹp tinh tế, độc đáo, thu hút người nhìn dù chỉ một lần chạm mắt.

Sử dụng gỗ tự nhiên

Sự mộc mạc, gần gũi  của gỗ tự nhiên cùng với những điểm nhấn ấn tượng trong thiết kế tủ bếp, đèn chiếu chính là điểm hấp dẫn ánh nhìn của phòng bếp hiện đại. Với không gian nhỏ nhưng đầy đủ tiện nghi và công năng, chắc chắn bất kỳ người phụ nữ nào cũng sẽ yêu thích căn bếp này.

Tận dụng ánh sáng thiên nhiên

Bên cạnh việc sử dụng vật liệu gỗ tự nhiên cho phòng bếp thì khả năng tận dụng tốt ánh sáng thiên nhiên bằng thiết kế tường kính nhìn ra vườn hoa cũng tạo cho không gian phòng bếp trở nên rộng rãi hơn, giao hòa cùng thiên nhiên, giúp các thành viên trong gia đình luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi về nhà. Đặc biệt, các kiến trúc sư đã khéo léo chọn màu sơn tường dịu mát, kết hợp với việc bố trí một vài chậu cây cảnh nhỏ cũng làm cho không gian nhà bếp trở nên tươi sáng hơn, tăng thêm sức sống cho căn phòng.

Trên đây chính là những mẫu thiết kế nội thất phòng bếp được dự đoán sẽ tiếp tục “xưng vương” trong năm 2018. Và để gian bếp của gia đình mình trở nên độc đáo, cuốn hút và tiện nghi hơn, bạn hãy đến với Ahome ngay hôm nay nhé. Ahome sẽ giúp quý khách có thể biến căn bếp trong mơ thành hiện thực.

PHONG THỦY VÀ CHUYỆN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

PHONG THỦY VÀ CHUYỆN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

Khi xây dựng một ngôi nhà phải quan tâm đến nhiều yếu tố chẳng hạn như kiến trúc, trang trí, phong thuỷ… Kiến trúc nhà ở theo phong thuỷ giúp cho chủ nhân của ngôi nhà có cuộc sống yên ổn và làm ăn thuận lợi hơn. Vì vậy khi xây nhà gia chủ đặc biệt quan tâm đến phong thủy. Nó được coi như một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống hạnh phúc và  công việc có “thuận buồm xuôi gió” không của gia đình. Cùng tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nhé.

1. HÌNH DÁNG NGÔI NHÀ THEO PHONG THỦY

Việc lựa chọn kiến trúc nhà ở theo phong thủy thì nên chọn những ngôi nhà có hình dáng vuông. Vì đây là hình dáng rất cân đối đồng thời lại là biểu tượng của Trái Đất. Trái Đất mang tính thâu tóm, nâng đỡ và cấp dưỡng. Nếu không chọn được nhà hình vuông, bạn có thể chọn những toà nhà hình chữ nhật.

Những ngôi nhà hình chữ L được coi là xấu vì hình dáng của nó như dao phay, vị trí đại hung (xấu nhất), được coi là “lưỡi dao”. Khi thiết kế mà đặt phòng cho trẻ em ở khu vực này thì chúng thường gây ra cảm giác cô lập và gây ra nhiều trò quỷ quái mà không ai có thể phát hiện được. Còn khi người lớn tuổi ở trong phòng đó thì có cảm giác bị bạc đãi.

2. SỰ TƯƠNG ĐỒNG VỚI XUNG QUANH

Việc đặt vị trí ngôi nhà trong môi trường sống và mức đô tương xứng của nó với những ngôi nhà xung quanh có thể ảnh hưởng đến sự thoải mái của chủ nhà khi sống trong đó.

Ví dụ ngôi nhà chúng ta sở hữu là một ngôi biệt thự nguy nga, tráng lệ nhưng lại được nằm chơ vơ và biệt lập xung quanh là những ngôi nhà nhỏ nằm liền kề nhau. Khi đó chúng ta sẽ có cảm giác bị tách biệt khỏi cộng đồng. Không chỉ vậy, nếu ngôi nhà có lối kiến trúc quá lạ so với những ngôi nhà xung quanh thì nó sẽ không phù hợp với môi trường ở đó.

3. BỐ TRÍ CỬA NHÀ Ở THEO PHONG THỦY

Phong thủy cửa nhà từ những điều tối quan trọng nhất khi xây hoặc chọn mua nhà chính là xem hướng cửa và cách bài trí

Trong nhà có hai loại cửa: cửa chính (gọi là đại môn) và các cửa phụ như cửa sổ, cửa hông… Có quan niệm “Đa môn tắc đa khẩu”, ví nhà nhiều cửa như có nhiều miệng, hút và thoát gió nhiều, gây thất thoát sinh khí hoặc lưu chuyển vào nhà những luồng khí không mong muốn.

KHI NHÀ CÓ NHIỀU CỬA

Đa số gia chủ có điều kiện tài chính mua được khu đất rộng đều muốn không gian trong nhà luôn thoáng đãng với nhiều cửa. Trong trường hợp nhà có nhiều cửa, cần đảm bảo hài hòa với cảnh quan sân vườn và tuân thủ nguyên tắc âm dương, tang phong tụ khí và tránh trực xung.

Vậy, nên bố trí cửa như thế nào cho phù hợp phong thủy mà vẫn đảm bảo sự hài hòa? Bàn về cửa trong phong thủy, đây là yếu tố được ưu tiên hàng đầu trong xây dựng nhà. Hưng cát hay suy vượng của gia chủ cũng chung xuất phát điểm từ đây.Đại môn – cửa lớn, là lối vào chính của gia chủ, của các thành viên trong gia đình và khách viếng thăm. Hướng của đại môn là hướng chính của ngôi nhà, cần quay về các phương sinh khí và phục vị theo bản mệnh, vì nó là lối dẫn khí chính vào nhà. Đại môn hướng Cát, gia chủ ắt Vượng, lý giải cho sự quan trọng của hướng cửa chính.

Bố trí cửa nhà ở theo phong thủy

CỬA RỘNG CÓ LUÔN TỐT?

Theo suy nghĩ “Nhà cao cửa rộng”, nhiều người khi xây nhà, cứ mở cửa thật cao và rộng nhất có thể, nhưng lại không lưu ý về kích thước lỗ ban trong phong thủy.

Kế đến, cần tránh cửa chính trùng tâm, thẳng một hướng với cửa ra sau nhà, như vậy sinh khí vào nhà sẽ thất thoát cả suy cả thịnh vượng của gia chủ.

Trường hợp có cửa ra sau nhà, cần đặt lệch tâm so với cửa chính hoặc nếu hiện trạng đã như vậy phải khắc chế bằng cách di dời hoặc dùng bình phong. Cửa chính không được đâm thẳng hướng vào bếp nấu, hoặc thẳng hàng với cửa phòng ăn – phòng bếp. Cửa phòng ngủ kiêng nhất là đối diện với bếp lò. Cần tránh đặt cửa hai phòng ngủ đối diện nhau để không phạm vào “môn xung sát”, làm mất hòa khí trong nhà. Trong phòng ngủ, nếu có cửa ra ban công, nên bố trí ở cuối giường, tránh lối đi đâm thẳng vào giường. Cửa ra vào phòng tránh đâm ngang vào giường. Cửa vào phòng vệ sinh tránh đối diện giường để không mang xú uế không tốt cho người trong nhà.

LƯU Ý VỚI CỬA Ở PHÒNG THỜ

Cũng như cửa chính, tất cả các cửa trong nhà cũng cần xác định kích thước theo lỗ ban phong thủy, tránh vào cung xấu. Trong trường hợp nhà có phòng thờ, cần lưu ý không để cửa vào phòng thờ đâm ngang hông hoặc đi vào từ sau lưng bàn thờ, như vậy sẽ làm mất đi sự thiêng liêng của khu vực này.

4. NHỮNG YẾU TỐ PHONG THỦY KHÁC:

Trong ngôi nhà ở gia đình, tuỳ cách xem, phương pháp riêng của từng thầy phong thuỷ, cùng với yêu cầu của chủ nhà (cả phạm vi và mức độ đối với công trình), nhưng có thể thấy “mẫu số chung” thường liên quan tới phong thuỷ. Đó cũng là cơ sở cho việc thiết kế kiến trúc nhằm tận dụng và phát huy lợi thế, ưu điểm; cũng như hạn chế, khắc phục, triệt tiêu những yếu tố bất lợi, gây hại:

– Các không gian, bộ phận kiến trúc.

– Hướng đất, nhà: đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của phong thuỷ và luôn là câu hỏi đầu tiên của chủ nhân đối với thầy phong thuỷ. Hướng tốt hay xấu, hướng hợp hay không hợp (mệnh, tuổi chủ nhân) nhiều khi quyết định tới giải pháp quy hoạch – kiến trúc, thậm chí là cả kế hoạch dự án. Có rất nhiều trường hợp chủ nhà quyết định… không xây nữa, đơn giản chỉ vì cuộc đất không hợp hướng (nhà phố thì không thể xoay được).

– Bể ngầm: trong công trình nhà ở gia đình, bình thường và tối thiểu là có một bể ngầm chứa nước sạch và một bể phốt chứa chất thải. Bể nước sạch được coi là yếu tố dẫn tài lộc vào (nước cấp), bể phốt là nơi chứa và xả thải chất bẩn, các yếu tố bất lợi ra khỏi nhà.

– Cầu thang: Về cấu trúc không gian, cầu thang được coi là xương sống của ngôi nhà. Ở mặt khác, cầu thang được coi là hình tượng thanh long, lại là một yếu tố quan trọng trong bố cục phong thuỷ theo dịch học

– Bếp: nằm trong “chuỗi hệ thống” môn – táo – chủ. Không gian bếp và vị trí, hướng bếp nấu rất có ý nghĩa trong sinh hoạt gia đình và cả tín ngưỡng. Bếp là nơi chứa yếu tố “hoả” của ngũ hành.

– Phòng ngủ và phòng làm việc: là những không gian được mọi người cho là liên quan tới sức khoẻ, hạnh phúc gia đình, sự thuận lợi trong công việc, làm ăn; thành đạt trong học tập, công danh sự nghiệp của người sử dụng.

– Phòng thờ, bàn thờ: đây là không gian truyền thống gắn liền với văn hoá, phong tục, tín ngưỡng. Có thể có rất nhiều không gian mà chủ nhà không quan tâm tới vấn đề phong thuỷ nhưng phòng thờ, bàn thờ nhất thiết phải được xem xét thật kỹ.

Kiến trúc bật thang  là một trong những vấn đề phong thủy xem trọng

 

NHỮNG “KIỂU” XEM XÉT

Những “kiểu” cần xem xét là những cách thức, thông tin được xem xét và yêu cầu cụ thể đối với những không gian, bộ phận kiến trúc đã nêu ở trên; hai vấn đề này quan hệ chặt chẽ và không tách rời nhau. Mỗi đối tượng đều có tiêu chí xem xét riêng, cụ thể là:

– Hướng: đối với hướng nhà, hướng cửa, hướng bếp nấu, hướng đặt bàn thờ, giường ngủ…

– Vị trí: cổng, cửa chính, các không gian sử dụng và sinh hoạt (phòng khách, phòng ngủ, bếp nấu, phòng vệ sinh…), các bộ phận công năng và kỹ thuật (cầu thang, bể ngầm, bể mái…) đặt trong tương quan với nhau và với tổng thể công trình.

– Kích thước, số lượng: cửa, bậc thang…

– Hình dáng: mặt bằng công trình, hình thức kiến trúc tổng thể, hình thức mái, các chi tiết trang trí…

– Màu sắc: tổng thể công trình hoặc các bộ phận kiến trúc tuỳ theo từng không gian cụ thể nhằm đạt tới yếu tố đắc lợi, phù hợp mệnh, tuổi chủ nhân (và các thành viên khác trong gia đình) trong quan hệ ngũ hành (tương sinh – tương khắc).

TẠM KẾT:

Hiện nay, nhiều kiến trúc sư đã  tìm hiểu, nghiên cứu về phong thuỷ để hỗ trợ tốt trong công việc chuyên môn thiết kế của mình. Khi đó, phong thuỷ và kiến trúc được giải quyết hợp lý, khéo léo chứ không phải là sự chắp vá, khiên cưỡng. Cũng có rất nhiều trường hợp, từ những yêu cầu về phong thuỷ, kiến trúc sư đã đề ra được những giải pháp, ý tưởng kiến trúc hay, sáng tạo. Trường hợp này lại là một thuận lợi trong quá trình tư vấn thiết kế đối với chủ nhà.

Liên hệ